Đại tràng là gì? Cách chữa bệnh đại tràng của người Nhật Bản

Bạn có khi nào thắc mắc đại tràng là phần nào trong ống tiêu hóa và chức năng của nó là tiêu hóa thức ăn hay là chỉ là nơi chứa chất thải trước khi nó được bài xuất ra ngoài qua lỗ hậu môn? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Đại tràng là 1 trong 4 phần của ruột già (lần lượt bao gồm: manh tràng, đại tràng, trực tràng và ống hậu môn), làm nhiệm vụ chứa đựng và xử lý chất thải của quá trình tiêu hóa sau khi nó đi qua ruột non. Tại đại tràng phần thức ăn sau tiêu hóa tại dạ dày và ruột non sẽ được đại tràng rút bớt nước để cho ra phần chất thải cuối cùng  mà sẽ được đào thải qua hậu môn.

ĐẠI TRÀNG NẰM Ở KHOANG BỤNG, PHẦN CHỨA RUỘT.

Đại tràng được bao quanh bởi nhiều lớp mô. Lớp trong cùng của đại tràng  là niêm mạc – phần tiếp xúc với các sản phẩm chất thải của quá trình tiêu hóa. Lớp niêm mạc này sẽ làm nhiệm vụ tái hấp thu nước và các chất điện giải vào các mạch máu có mặt ngay dưới các lớp niêm mạc bề mặt này. Phần đại tràng này được bao quanh bởi các lớp cơ, chạy dọc theo chiều dài của ruột. Các phần cơ này sẽ phối hợp hoạt động với nhau để giúp nhịp nhàng ép chất thải lỏng từ phần ống tiêu hóa trên xuống đại tràng và cuối cùng là được tống ra ngoài. Trong quá trình di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa, chúng sẽ được tiêu hóa, biến đổi về cấu trúc và thành phần, rút bớt nước và hình thành phân, vì vậy mà khi được đào thải ra ngoài tại hậu môn, nó sẽ ở thể rắn.


Cấu tạo và vị trí đại tràng trong khoang bụng

Các phần của đại tràng được đặt tên theo vị trí của chúng trong phúc mạc. Đại tràng bắt đầu từ phần dưới bên phải của bụng, nơi nối với đoạn cuối của manh tràng. Sau đó, là phần đại tràng đi dần lên tới bụng trên bên phải, gần gan. Tiếp đó, đại tràng rẽ trái đi tới góc phần tư phía bên trái của bụng – gần lách – phần này được gọi là đại tràng ngang. Đại tràng tiếp tục uốn lách và đi xuống phần dưới bên trái của bụng tới rơi vào khung xương chậu – tại đây được gọi là đại tràng sigma. Phần cách vài cm cuối cùng của đại tràng được gọi là trực tràng, và hậu môn là phần cuối cùng của ruột già.

Đại tràng là phần dài nhất của ruột già, chịu sự tác động của các co bóp phân đoạn, nhằm đẩy khối thức ăn về phía trực tràng trước khi xuống ống hậu môn. Đồng thời cũng là nơi tái hấp thu nước và các chất điện giải, glucose, acid amin và một số loại vitamin từ khối thức ăn, giúp cô đặc phân. Do vậy, các tác động tới đại tràng sẽ ảnh  hưởng trực tiếp tới việc tính chất và việc bài xuất phân khỏi cơ thể.

CÁCH CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

Người Nhật đã chữa bệnh viêm đại tràng như thế nào? Làm thế nào để bệnh nhân mắc phải bệnh viêm đại tràng sống an ổn với bệnh? Đó là câu hỏi mà tất cả những người bệnh mong muốn được biết. Dưới đây hãy cùng Sức Khỏe Nhân Sinh xem cách người Nhật đã làm như thế nào để chữa khỏi bệnh viêm đại tràng.

Những người bệnh bị viêm đại tràng cấp tính nếu được bác sỉ điều chỉnh chế độ ngủ nghỉ, ăn uống và điều trị kịp thời thì sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh tính, nhưng với những người bệnh bị tái phát nhiều lần thành mạn tính thì không thể chữa khỏi hẳn, mà chỉ còn cách là sống chung với bệnh, nhưng nếu người bệnh áp dụng cách thức dưới đây sẽ yên tâm chấm dứt tình trạng tái đi tái phát liên tục do viêm đại tràng gây ra.


Viêm đại tràng và bệnh viêm đại tràng co thắt rất dễ bị nhầm lẫn với nhau

Tại Sao  Bệnh Viêm Đại Tràng Lại Liên Tục Tái Phát?

Các vi khuẩn gây hại thường trú ở ổ viêm loét trong đại tràng , chúng phát triển và tấn công đại tràng gây nên nhiều ổ viêm, bắt buộc bệnh nhân phải dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc đặc trị để tiêu diệt các vi khuẩn có hại chữa lành các tổn thương, nhưng cũng đồng nghĩa sẽ tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn trong đường ruột.

Mà lợi khuẩn lại có nhiều tác dụng rất quang trọng, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ở mức 15% vi khuẩn có hại – 85% lợi khuẩn thì hệ tiêu hóa sẽ ổn định, người bệnh sẽ không còn bị rối loạn đại tiện, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng hay ăn không tiêu, nhưng khi điều trị bằng kháng sinh thì  tỷ lệ vàng trên sẽ bị phá bỏ, gây nên rối loạn tiêu hóa.

Điều đặc biệt là, trong thành đại tràng và ruột non của chúng ta được bao phủ bởi một lớp lông nhung, lợi khuẩn và hại khuẩn cùng sinh sống nơi đây và lợi khuẩn sẽ tiết dịch nhầy, cùng với lớp lông nhưng tạo thành hai lớp lá chắn bảo vệ cho thành đại tràng vững chắc. Vì vậy khi số lượng lợi khuẩn giảm ở chỗ nào thì ở chỗ đó lớp lông nhung chẳng những bị bào mòn mà còn có thể mất hẳn, từ đó không còn “tường thành” bảo vệ, đại tràng dễ  dàng bị tổn thương và bị tấn công trở lại (tái viêm). Vòng luẩn quẩn cứ thể mà tiếp diễn.

Tuyệt Chiêu Của Người Nhật Giúp Sống Chung Với Viêm Đại Tràng Mà Không Lo  

Rất đơn giản: Đó chính là song song với việc dùng kháng sinh, cần phải lập tức bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn giúp tái tạo màng nhầy và lớp lông nhung thành lớp lá chắn bảo vệ cho các vết loét mới được chữa khỏi, ngăn việc tái phát.



Lợi khuẩn Bifido là chìa khóa cho người viêm đại tràng

Bifidobacterium (gọi tắt là bifido) chính là loại lợi khuẩn mà bệnh nhân viêm đại tràng cần bổ sung, vì nó là lợi khuẩn chiếm 99,9% tổng số lượng lợi khuẩn cư trú chủ yếu ở đại tràng. Tuy nhiên muốn để lợi khuẩn Bifido sống sót khi đi qua dạ dày, nơi mà môi trường axit sẽ tiêu diệt 100% lợi khuẩn khi đi qua mà  không thể đến đại tràng tạo thành lá chán. Vì vậy Nhật Bản đã áp dụng công nghệ độc đáo bảo vệ giọt nước hình cầu có 2 lớp màng kháng axit giúp lợi khuẩn có thể xuống tận đại tràng và ruột non đến 90%. Đây chính là hiệu pháp thông minh cho người viêm đại tràng, chấm dứt được tình trạng tái phát liên tục khi bệnh đại tràng.

Nhận xét